Công nghệ "mắt Bionic" tia sáng hy vọng cho người khiếm thị

Công nghệ “mắt Bionic” tia sáng hy vọng cho người khiếm thị

Công Nghệ Nhịp Sống Số
Mất:5 phút, 25 giây để đọc

Sẽ ra sao nếu như những bệnh nhân khiếm thị có thể nhìn thấy được các vật như người thường. Điều này sẽ trở thành hiện thực với phát minh mắt nhân tạo “mắt bionic”. Mắt sinh học nhân tạo hay còn gọi là “mắt bionic” có chức năng như võng mạc người. Đây là công nghệ mắt hiện đại có thể giúp hàng triệu người mù trên thế giới có khả năng nhìn thấy được ánh sáng. Mắt sinh học mà các nhà nghiên cứu phát minh có kich thước tương đường trên 2cm. Nó là một phần trợ lực giúp người khiếm thị nhận diện. Việc tìm kiếm và phát triển công nghệ mắt này đòi hỏi quá trình phức tạp và lâu dài. Nhưng không vì thế các nhà khoa học bỏ cuộc.

Hàng triệu người đối mặt với tình trạng mất thị lực

Có hàng triệu người phải đối mặt với tình trạng mất thị lực do các bệnh thoái hóa ở mắt. Trung bình cứ 4.000 người trên toàn thế giới sẽ có một người bị viêm võng mạc sắc tố do rối loạn di truyền. Hiện tại đã có sẵn công nghệ để cung cấp một phần thị lực cho những người mắc hội chứng trên. Bộ phận giả võng mạc đầu tiên trên thế giới Argus II có khả năng tái tạo một số chức năng của một phần mắt cần thiết. Cho phép người dùng nhận biết các chuyển động và hình dạng.

Khởi đầu của công nghệ mắt sinh học

Khởi đầu của công nghệ mắt sinh học

Mặc dù lĩnh vực bộ phận giả võng mạc vẫn còn sơ khai. Nhưng “mắt sinh học” đã làm phong phú hơn cách người bệnh tương tác với cuộc sống hằng ngày. Và đó chỉ là sự khởi đầu.  Các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm thêm cải tiến mới của công nghệ này với mục tiêu đầy tham vọng.
Đây là một sản phẩm kết hợp giữa công nghệ hiện đại và cấu trúc nguyên bản mắt của con người. Hình dạng của thiết bị này giống như nhãn cầu nhân tạo rộng 2,5 cm. Nhãn cầu nhân tạo tạo ra hình ảnh. Bằng cách chuyển hóa ánh sáng qua nhiều cảm biến vô cùng nhỏ . Chúng được xếp trên một màng oxit nhôm cứng như kim cương và vonfram tạo hình thành một nửa hình cầu . Mô phỏng võng mạc của con người. Bên trong nhãn cầu là vô số các đường dây mỏng, linh hoạt. Chúng làm từ một kim loại lỏng bọc trong sợi cao su mềm giúp truyền tín hiệu đến các mạch bên ngoài để xử lý hình ảnh. Những sợi này đóng vai trò tương tự các sợi thần kinh.
Ông Lazzi và các đồng nghiệp ở USC đã trau dồi sự tiến bộ thông qua một số nghiên cứu gần đây. Bằng cách dùng một mô hình máy tính tiên tiến để tái tạo hình dạng. Cũng như vị trí của hàng triệu tế bào thần kinh trong mắt. Cũng như các đặc tính vật lý và kết nối liên quan giữa chúng. “Những thứ mà trước đây chúng ta không thể nhìn thấy thì giờ đây có thể mô hình hóa. Chúng tôi bắt chước hành vi của hệ thống thần kinh.

Mắt, sinh kỹ thuật (bionic)

Để hiểu cách mô hình máy tính có thể cải thiện mắt bionic. Trước tiên cần biết sơ qua về cách hoạt động của thị lực và bộ phận thay thế giả. Khi ánh sáng đi vào mắt bình thường. Thủy tinh thể sẽ tập trung ánh sáng vào võng mạc ở phía sau của mắt. Tế bào được gọi là cơ quan thụ cảm quang. Nó chuyển ánh sáng thành các xung điện được xử lý bởi các tế bào khác trong võng mạc. Sau khi xử lý, tín hiệu được truyền đến các tế bào hạch. Chúng đưa thông tin từ võng mạc đến não thông qua sợi trục được bó lại với nhau.
Mắt, sinh kỹ thuật (bionic) 
Khi bị bệnh thoái hóa về mắt, các tế bào tiếp nhận và xử lý ánh sáng dần chết đi. Tế bào hạch võng mạc thường duy trì chức năng lâu hơn. Argus II truyền tín hiệu trực tiếp đến những tế bào này. Khi bệnh nhân không còn bộ đầu vào hoạt động tốt cho tế bào hạch. Họ sẽ nhận được mô mắt bionic nhỏ cấy ghép với một dãy điện cực. Các điện cực được kích hoạt từ xa khi một tín hiệu được truyền đi từ một cặp kính đặc biệt có camera ở trên. Mẫu ánh sáng do camera phát hiện sẽ xác định tế bào hạch võng mạc nào được kích hoạt bởi các điện cực. Gửi tín hiệu đến não để nhận biết hình ảnh đen trắng bao gồm 60 điểm (dot).

Những tiến bộ mới từ mô hình máy tính

Trong một số điều kiện nhất định, một điện cực trong mô cấy sẽ kích thích ngẫu nhiên các sợi trục của tế bào lân cận nằm trong mục tiêu của nó. Đối với người sử dụng mắt bionic, sự kích thích các sợi trục không đúng mục tiêu sẽ dẫn đến tình trạng nhận thức sai lệch về hình dạng. Họ sẽ nhìn thấy các hình dạng dài thay vì các điểm tròn. Lazzi và các đồng nghiệp của ông đã triển khai mô hình máy tính để giải quyết vấn đề này. “Chúng tôi đã cố gắng thiết kế một dạng sóng kích thích điện nhắm mục tiêu chính xác hơn vào tế bào”, ông Lazzi cho biết.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các mô hình cho hai loại phụ của tế bào hạch võng mạc. Ở cả cấp độ tế bào đơn cũng như trong các mạng lưới khổng lồ. Họ đã xác định được một dạng xung ngắn ưu tiên nhắm mục tiêu vào các cơ thể tế bào với ít sự kích hoạt các sợi trục ngoài mục tiêu hơn.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của ông Lazzi còn bổ sung tầm nhìn màu sắc cho mắt bionic trên cùng hệ thống mô hình máy tính, mã hóa màu sắc nhờ sự kết hợp với trí tuệ nhân tạo. “Đó là một con đường dài, nhưng chúng tôi đang đi đúng hướng”, ông Lazzi nói.
Chi tiết về nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí IEEE Transactions on Neural Systems and Rehabilitation Engineering.
Nguồn: thanhnien.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài đặc sắc